24 October, 2023

Vẻ đẹp nằm trong đôi mắt kẻ si: Về nghệ thuật và khán giả

Fountain 1917, replica 1964 Marcel Duchamp 1887-1968 Purchased with assistance from the Friends of the Tate Gallery 1999 http://www.tate.org.uk/art/work/T07573

 

Khẳng định: Nghệ sĩ nên có tư tưởng chịu ơn (beholden) khán giả, bởi nghệ thuật vốn được tạo ra để khán giả. Bản chất của nghệ thuật là vì mục đích được trưng bày và thưởng thức. Do vậy, khán giả là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi tác phẩm nghệ thuật.

 

Phủ định: Về mặt tổng quan, tôi đồng ý rằng nghệ thuật được tạo nên vì khán giả, nhưng nhận định này không phải lúc nào cũng đúng. Có những tác phẩm do nghệ sĩ sáng tạo ra và không ra mắt trước công chúng, nhưng chúng ta không thể phủ nhận chúng vẫn thuộc phạm trù nghệ thuật. Những tác phẩm sáng tạo đã mất, bị phá hủy hoặc đôi khi bị giấu đi; chúng không được nhìn nhận là nghệ thuật ư? Giả dụ, Picasso đã lặng lẽ vẽ một bức tranh tại phòng làm việc và tìm mọi cách để nó mãi mãi không được công bố. Bạn vẫn cho rằng bức tranh này không phải là nghệ thuật vì nó không có khán giả sao?

 

Khẳng định: Bạn hiểu lầm quan quan điểm của tôi rồi. Một tác phẩm nghệ thuật vẫn có thể mang giá trị đến đối tượng khán giả dù cho không được trưng bày. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là một nghệ sĩ luôn nghĩ đến khán giả của mình khi sáng tạo nghệ thuật.

 

Phủ định: Nhưng năm 1917, khán giả của Marcel Duchamp tỏ ra kinh hoàng và chối bỏ việc ông đặt chiếc bồn tiểu nằm nghiêng trên một cái bệ lại được coi là nghệ thuật. Thời nay, “Đài phun nước” là nhân tố trọng yếu của bối cảnh lịch sử nghệ thuật thế kỷ 20 và đã ảnh hưởng đến vô số nghệ sĩ. Nếu không có những nghệ sĩ đã – và đang – sẵn long bỏ qua nhu cầu của khán giả, liệu chúng ta có những tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo và bất ngờ như “Đài phun nước” của Duchamp không?

 

Khẳng định: Tôi không nói rằng một nghệ sĩ buộc phải thỏa mãn khán giả của mình. Ý tôi là việc một nghệ sĩ phải quan tâm đến khán giả của mình khi sáng tạo nghệ thuật là điều chẳng thể tránh khỏi. Nghệ sĩ vẫn có thể cố ý chọc giận khán giả mà không làm giảm giá trị nghệ thuật.

 

Phủ định: Bạn cho rằng tất cả nghệ sĩ đều có khán giả trong tâm trí, nhưng còn những người không được công nhận là nghệ sĩ bởi chính khán giả mà họ xem như mục đích sáng tạo thì sao? Hãy nghĩ đến những nghệ sĩ dân gian như Clementine Hunter. Ban đầu, tranh của cô nhận về những đánh giá vô giá trị vì nét vẽ thiếu kỹ thuật, nhưng vài năm trở lại đây, cô đã nhận được sự công nhận rộng rãi và tác phẩm của cô hiện diện khắp các bảo tàng nghệ thuật đương đại. Khán giả ban đầu của nhiều nghệ sĩ dân gian không coi tác phẩm của họ là nghệ thuật. Đôi khi, khán giả phải mất nhiều thời gian để có thể thấm thía và trân trọng một phong cách nghệ thuật đặc thù. Rõ ràng những khán giả ban đầu này không liên quan đến nghệ sĩ, và nghệ sĩ cũng chẳng có ấn tượng trong mắt họ.

 

Khẳng định: Việc không được khán giả đón ngay từ đầu có quan trọng đến vậy không? Sự thật là vẫn tồn tại một bộ phận khán giả đã nâng tầm tranh của Hunter thanh nghệ thuật. Chịu ơn (beholden) mang ý nghĩa mắc nợ hoặc có nghĩa vụ, và rõ rang là Hunter mắc nợ những khán giả đã nhìn nhận những bức tranh của cô là nghệ thuật.

 

Phủ định: Ý nghĩa khác của chịu ơn (beholden) là có nghĩa vụ ư? Nghệ sĩ không có nghĩa vụ buộc phải làm gì vì khán giả cả. Nếu một người tạo ra thứ gì đó và gọi nó là nghệ thuật thì đó là nghệ thuật. Không nhất thiết phải có khán giả, và nghệ sĩ chắc chắn không chịu rang buộc nào với khán giả.

 

Khẳng định: Nếu đúng như bạn nói, thì vạn vật trên đời đều là nghệ thuật rồi. Nếu không có khán giả – chẳng hạn như công chúng hoặc một nhóm mộ điệu – đóng vai trò như một đối tượng phê bình, sẽ không có sự phân biệt rằng đâu mới là nghệ thuật.

 

Phủ định: Tôi không thấy kết luận này có vấn đề gì. Cuộc sống là nghệ thuật. Nghệ thuật là một thuật ngữ linh hoạt và uyển chuyển; việc tách biệt rõ ràng giữa “nghệ thuật” và “không phải nghệ thuật” là vô nghĩa, và chúng ta cũng không thể tách biệt được.

 

Khẳng định: Nhưng nếu mọi thứ đều là nghệ thuật thì những vật dụng vô thưởng vô phạt như ốp điện thoại của tôi cũng là nghệ thuật.

 

Phủ định: Tôi nghĩ đặc điểm quan trọng nhất của nghệ thuật là dụng ý của nghệ sĩ. Một cỗ máy đã chế tạo ra chiếc ốp điện thoại của bạn chứ không phải bàn tay con người. Nó được tạo ra với mục đích trở thành vật dụng có tính ứng dụng thực tế. không phải để người khác tán thưởng sự tồn tại của nó.

 

Khẳng định: Nghệ thuật không cần phải được tạo ra bởi một cá nhân. Nó thậm chí không cần phải được hình thành bởi một người duy nhất. Jeff Koons có hàng trăm trợ lý trong phòng làm việc của mình để tạo ra những thiết kế mà anh ấy mường tượng. Trong thời kỳ Phục hưng, các nghệ sĩ bậc thầy chỉ đạo các xưởng có đầy những người học việc giúp hỗ trợ vẽ tranh và điêu khắc, hoặc thậm chí hoàn thành toàn bộ tác phẩm. Và chẳng lạ gì khi các nghệ sĩ hợp tác với nhau để tạo ra các ý tưởng đằng sau tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn các tác phẩm sắp đặt đồ sộ của Christo và Jeanne-Claude trên khắp thế giới. Và hơn nữa, nghệ thuật vẫn có thể mang tính ứng dụng. Hãy nghĩ đến những chiếc đèn thủy tinh thổi của Dale Chihuly hoặc những tấm áp phích Bauhaus từ thập niên 1920.

 

Phủ định: Bất kể quá trình hay mục đích sáng tạo của những nghệ sĩ này là gì, chủ đề chung vẫn là dụng ý sáng tạo nghệ thuật của họ. Khi nói đến nghệ thuật, quan điểm của tôi là họ muốn tạo ra thứ có giá trị thẩm mỹ. Miễn là nghệ sĩ hài lòng với tác phẩm họ đã tạo ra, thì không cần thiết có khán giả.

 

Khẳng định: Không thể xét đến tính thẩm mỹ nếu không xét đến khán giả, cho dù nghệ sĩ đó là khán giả cho chính mình đi nữa. Thẩm mỹ vốn mang tính cảm giác và chủ quan, vì vậy tính thẩm mỹ sẽ không tồn tại trừ khi có người trải nghiệm. Bạn cho rằng có sự phân biệt rõ ràng giữa cái được và không được xem là nghệ thuật. Tôi công nhận rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa nghệ sĩ và khán giả. Không có khán giả, nghệ thuật không tồn tại.

 

Phủ định: Điều bạn nói có nghĩa là bất cứ điều gì được quan sát và đánh giá đều là nghệ thuật. Mọi người đều là khán giả. Chúng ta có thực sự muốn các nghệ sĩ mắc nợ hay có ràng buộc với tất cả những ai xem tác phẩm của họ không? Các nghệ sĩ không nên có quyền tự do sáng tạo mà không phải để tâm đến khán giả của mình sao?

 

Khẳng định: Nghệ sĩ có quyền tự do sáng tạo bất cứ thứ gì họ muốn, nhưng nhiều – nếu không muốn nói là tất cả – tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của xã hội và văn hóa nơi chúng sinh ra. Khán giả quan trọng vì nghệ thuật không thể tồn tại trong chân không nếu không có những ảnh hưởng và kỳ vọng.

 

Phủ định: Nhưng có sự khác biệt giữa khán giả và ảnh hưởng văn hóa xã hội.

 

Khẳng định: Tôi đồng ý rằng đây là hai khái niệm khác biệt, nhưng không thể có cái này mà không có cái kia. Xã hội và văn hóa không thể tồn tại nếu không có con người và ngược lại. Khán giả bao gồm mọi người nên họ cũng không thể tách rời khỏi xã hội và nền văn hóa mà họ đại diện.

 

Phủ định: Vậy là chúng ta đã thảo luận về vai trò của khán giả, điều mà bạn khẳng định là cần thiết bởi vì nghệ sĩ có thể mang ơn những khán giả coi tác phẩm của họ là nghệ thuật hoặc nghệ sĩ sẽ có nghĩa vụ với những khán giả có ảnh hưởng đến tác phẩm nghệ thuật của họ. Mặc dù tôi đồng ý rằng các nghệ sĩ thường chịu ơn khán giả vì những lý do này, nhưng tôi vẫn khẳng định rằng điều này không áp dụng cho mọi trường hợp. Tôi tin rằng nghệ thuật có thể tồn tại trong chân không, trong trường hợp đó khán giả không liên quan.

 

Khẳng định: Tôi không đồng ý với quan điểm cuối cùng của bạn, bởi vì nếu cả khán giả lẫn nghệ sĩ đều không tuyên bố điều gì đó là nghệ thuật thì đó sẽ không bao giờ là nghệ thuật. Tuy nhiên, tôi hiểu khẳng định trước đó của bạn rằng nghệ thuật mang tính uyển chuyển. Làm thế nào chúng ta có thể xác định chắc chắn liệu các nghệ sĩ có nên tri ân khán giả của họ hay không nếu chúng ta không thể đồng ý về ý nghĩa của việc “biết ơn khán giả”?

 

Phủ định: Tôi nghĩ gốc rễ của sự bất đồng giữa chúng ta là để sáng tạo nghệ thuật thì khán giả có ảnh hưởng quan trọng không. Tôi tin rằng bắt buộc phải có khán giả, nhưng bạn không đồng ý. Tôi không tin rằng các nghệ sĩ chịu ơn khán giả và tôi cũng không nghĩ họ phải như vậy.

 

Khẳng định: Và tôi nghĩ nghệ thuật và nghệ sĩ không bao giờ có thể tách rời, và tôi không nghĩ điều này sẽ thay đổi.

Nguồn: thehoya / Tg: Olivia Huppman / Dịch: Kim Uyên

Giỏ hàng

No products in the cart.