21 November, 2023

Phi thực dân hóa và Tổ chức nghệ thuật


©2008 Byron Kim (Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại)

Synecdoche của Byron Kim, tác phẩm ra đời năm 1991 của vị nghệ sĩ biểu đạt sự phức tạp của chính trị căn tính và các dấu hiệu trực quan về bản sắc; Bức tranh bao gồm các bản vẽ màu da riêng lẻ mà nghệ sĩ có được bằng cách sao chép chúng từ các thành viên trong cộng đồng của mình. Do đó, tác phẩm là một bức chân dung trừu tượng được trình bày giản lược, khiến mỗi cá nhân phai nhạt tính riêng và chỉ còn vẻ ngoài màu da.


Trong suốt thời gian tôi làm việc tại AGO (Art Gallery of Ontario) cho đến nay, thực hiện nghiên cứu liên quan đến phương pháp sư phạm dựa trên nghệ thuật và các phương pháp tiếp cận hiện đại đối với chương trình trường học và gia đình của các tổ chức nghệ thuật quốc tế nổi tiếng khác, có một mối bận tâm dường như nổi bật hơn (dù chỉ hơn một chút) tất cả những vấn đề rất đáng quan tâm khác:

 

Phi thực dân hóa

Việc giải thuộc địa hóa mang hàm nghĩa gì?

Tổ chức nghệ thuật đóng vai trò gì trong việc hiện thực hóa những quá trình phức tạp này?

 

Theo tác giả Ted Loos của The New York Times, phi thực dân hóa là một phong trào “đòi hỏi các thể chế phải giải trình về vai trò của họ trong lịch sử của chủ nghĩa thực dân (https://www.nytimes.com/2018/07/13/arts/design/art-gallery-of-ontario-indigenous-art.html).” Một trong số nhiều thành phần cốt lõi làm nền tảng cho phong trào, chính là quan niệm cho rằng cần phải xem các tác phẩm nghệ thuật do người bản địa thực hiện như bản chất của nó – nghệ thuật – chứ không phải như một tài liệu dân tộc học cung cấp cái nhìn sâu hơn cho một tài liệu khác đã được ngoại lai hóa một cách mơ hồ. Nhà sử học kiêm giám tuyển nghệ thuật Ruth B. Phillips thừa nhận rằng quá trình bản địa hóa của các viện bảo tàng và tổ chức nghệ thuật Canada được thúc đẩy bởi hai sự kiện quan trọng của thế kỷ 20 tại Canada (https://www.aci-iac.ca/art-books/robert-houle/significance-and-critical-issues/#revisioning-representation): việc áp đặt cuộc triển lãm “Người da đỏ Canada” tại Hội chợ triển lãm 67 tôn quý ở Montreal, nơi phê phán các câu chuyện kể mang tính chuẩn mực của người định cư bản địa và thứ hai là các cuộc biểu tình quy mô lớn do các nhà lãnh đạo và cộng đồng bản địa tổ chức để đáp lại “Sách trắng” năm 1969 (một dự luật do chính phủ Canada đưa ra nhằm mục đích hợp nhất tất cả các dân tộc Canada thành một tổng thể có vẻ gắn kết, xóa bỏ và gây rắc rối cho bản sắc và quyền của người bản địa trong quá trình này). Những vấn đề này gắn bó chặt chẽ với chính trị về căn tính – mà theo cách nói của giáo dân, thì ai sẽ ghi tên ai? Theo quan điểm của tổ chức nghệ thuật, một đấu trường có đặc quyền gán và ghi giá trị cũng như tính hợp pháp cho các bản sắc khác nhau, việc điều hướng những mối quan tâm như vậy chắc chắn là một thử thách cam go – bởi không có câu trả lời chung cuộc hoặc một giải pháp thay đổi nhanh chóng.

 

©2014 Robert Houle (Phòng trưng bày nghệ thuật Ontario)

Tác phẩm Seven Grandfathers ra đời năm 2014 của Robert Houle, một tác phẩm sắp đặt bày tỏ lòng kính trọng đối với nguồn gốc bản địa của Houle, đồng thời yêu cầu người xem tham gia một cách nghiêm túc hơn vào một tổ chức được thành lập, xét về nhiều mặt, dựa trên việc im lặng hoặc phụ thuộc vào lịch sử và câu chuyện bên lề

 

AGO đã và đang hành động để giải quyết mối lo ngại về việc phi thực dân hóa tổ chức nghệ thuật. Gần một phần ba AGO được dành cho các nghệ sĩ bản địa, bao gồm cả việc trưng bày triển lãm của Rebecca Belmore, Facing the Monumental, đã hoàn thành gần đây. AGO cũng là một trong số ít các tổ chức nghệ thuật trên toàn thế giới có người bản địa dẫn dắt việc giám tuyển nghệ thuật bản địa tại phòng trưng bày. Wanda Nanibush, người gần đây đã đề cập đến việc cải tạo và đổi tên Trung tâm Nghệ thuật Canada J.S McLean của AGO thành Trung tâm Nghệ thuật Bản địa và Canada J.S McLean trong thông cáo báo chí hồi tháng 4 (https://ago.ca/press-release/agos-new-department-indigenous-and-canadian-art-launches-major-exhibitions-kenojuak) năm nay, tuyên bố rằng trung tâm “sẽ cho phép AGO trưng bày nghệ thuật bản địa đương đại trong cuộc trò chuyện với nghệ thuật Canada và nêu bật các cuộc thảo luận quan trọng về bản sắc, môi trường, lịch sử và chủ quyền.” Thông cáo báo chí cũng lưu ý rằng việc thay đổi tên mới thừa nhận “vị trí lịch sử và đương đại của nghệ thuật bản địa đã tồn tại trước và vượt ra ngoài biên giới Canada”. Trong một nỗ lực tiếp theo nhằm phi thực dân hóa bản chất của phòng trưng bày, những giám tuyển hàng đầu tại phòng trưng bày (bao gồm cả Nanibush) đã thống nhất sắp xếp các văn bản mô phạm trên tường cho tất cả tác phẩm nghệ thuật tại Trung tâm McLean theo một cách cụ thể: được sắp xếp từ trên xuống dưới bằng ba ngôn ngữ khác nhau – Anishinaabe (trên cùng), tiếp theo là tiếng Anh và tiếng Pháp – thừa nhận sự hiện diện, giá trị, tác nhân và tầm quan trọng của bản sắc và văn hóa bản địa.

 

Bất chấp tính chất tương đối trực quan của các hành động trên, con đường tốt nhất hướng tới một tổ chức nghệ thuật được phi thuộc địa hóa không hiển hiện như tưởng tượng. Loos từng ghi nhận trong bài viết nói trên cho tờ New York Times (https://www.nytimes.com/2018/07/13/arts/design/art-gallery-of-ontario-indigenous-art.html), AGO gần đây đã được đổi tên một bức tranh được thực hiện bởi thành viên Nhóm G7 Emily Carr, từ cái tên mang ý nghĩa miệt thị “Indian Church” (Nhà thờ Ấn Độ) thành “Church in Yuquot Village” (Nhà thờ ở làng Yuquot) – một quyết định công bằng cho cả phe ủng hộ và phe bất đồng chính kiến. Đáng chú ý nhất có lẽ là ý kiến của nghệ sĩ bản địa Robert Houle (người có tác phẩm nghệ thuật Seven Grandfathers đã nhắc đến ở trên), người đã từ chối việc đổi tên, gọi đó là “sự đúng đắn về mặt chính trị” và nói rằng ông không muốn bất kỳ ai trở thành tiền lệ cho việc đổi tên bất kỳ tác phẩm nào của họ. Rõ ràng, giải pháp cho vấn đề phi thực dân hóa không phải là một câu trả lời phù hợp cho tất cả, xét theo góc nhìn của cả hai phía bản địa và người định cư. Để chấm dứt vấn đề này, Richard William Hill, Chủ tịch Nghiên cứu người Canada về Nghiên cứu Bản địa tại Đại học Nghệ thuật và Thiết kế Emily Carr ở Vancouver, đã nói rằng “tất cả các ý tưởng đều tiềm ẩn mối nguy” – chỉ ra sự phức tạp của việc đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi liên quan mật thiết đến đa số con người, quan điểm và những câu chuyện.

 

©1929 Emily Carr (Phòng trưng bày nghệ thuật Ontario.

Tác phẩm Church at Yuquot Village ((Nhà thờ ở làng Yuquot)

 

Mặc dù có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề phi thực dân hóa, một ý kiến được ưu tiên chính đáng: rằng nhận thức về bản chất được xây dựng của căn tính phải được quan tâm kỹ lưỡng khi các tổ chức cũng như những người bảo trợ đều tiến tới giải quyết các mối quan ngại như phi thực dân hóa và chính trị bản sắc. Bất chấp sự thật về những quá trình đắp nặn này, Richard William Hill cảnh báo về mối nguy khi phân định quá cứng nhắc việc thực hành nghệ thuật bản địa bởi sự khác biệt đáng kể so với xu hướng chính thống; ông gợi ý rằng không nên lo lắng về việc “công cụ nào thực sự là của chúng tôi [hoặc ‘của họ’]”. Theo đó, ông muốn biết sự phân chia trong nghệ thuật này sẽ diễn ra trong một cơ chế ra sao, và đặt ra nghi vấn “về mặt thực tế thuần túy, bạn sẽ phân loại văn hóa bản địa như thế nào… khi việc chuyển quyền sở hữu các hình thức tiếp cận [liên quan đến nghệ thuật] cụ thể cho một truyền thống văn hóa cụ thể ngày càng trở nên khó khăn hơn”. Tuy có lẽ sẽ chẳng bao có được câu trả lời phổ quát, nhưng các tổ chức nghệ thuật như AGO vẫn nhận thức được tầm quan trọng của những mối quan tâm đó và tiếp tục hỗ trợ dẫn lối đến một câu trả lời giải quyết thỏa đáng những vấn đề gây tranh cãi này một cách tiệm cận nhất có thể. Hy vọng rằng quý vị khán giả của phòng trưng bày đều lưu ý.

 

Theo “History Internships” Trường Đại học Toronto, Mississauga. Dịch bài: Kim Uyên

Giỏ hàng

No products in the cart.