Sự hợp tác với Nhà Đấu giá Yongle ở Bắc Kinh sẽ cho phép khách hàng quốc tế của Phillips được tham gia đấu giá tại Trung Quốc.
Tác phẩm “Untitled” của Basquiat được giới thiệu tại Phillips London. Dưới sự cho phép của Phillips.
Nhà đấu giá Phillips và Công ty Đấu giá Yongle ở Bắc Kinh sẽ cùng hợp tác trong đợt bán hàng mùa thu tại Hong Kong và Bắc Kinh. Bước đi này nằm trong kế hoạch tham vọng của nhà đấu giá gốc London nhằm tăng cường hiện diện của mình tại thị trường Trung Quốc, đồng thời tạo cơ hội cho người mua quốc tế được đấu giá tại đây.
Chuỗi tác phẩm được đem ra đấu giá tại buổi bán trong ngày và buổi tối ngày 30 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 là các tác phẩm thuộc thế kỷ 20 và các hạng mục thiết kế đương đại, do Phillips tuyển chọn và tổ chức. Theo sau đó sẽ là phiên đấu giá các tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đương đại ở Bắc Kinh vào đầu tháng 12, do Yongle tuyển chọn và tổ chức.
Yongle, còn được gọi là Công ty TNHH Đấu giá Quốc tế Yongle Bắc Kinh, thuộc Tập đoàn Văn hóa Yongle, một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực đấu giá nghệ thuật, thu mua và cho thuê tài chính, cũng như các hoạt động thẩm định, triển lãm và phát triển tài sản trí tuệ. Được thành lập vào năm 2005 với cái tên khác trước khi được tái cấu trúc, công ty đã tổ chức buổi bán khai trương với tên Nhà Đấu giá Yongle vào năm 2020 ở Bắc Kinh. Vào mùa thu gần đây, Yongle đã lập kỷ lục đấu giá nghệ thuật phương tây ở Trung Quốc với tác phẩm “The Cat in the Mirror III” của Balthus trị giá 167 triệu yuan (26,19 triệu đô la)
Đây không phải là lần đầu tiên Phillips hợp tác với một nhà đấu giá đến từ Trung Quốc. Trước khi hợp tác với Yongle, Phillips đã có 2 năm hợp tác thành công trước đó với Nhà đấu giá Poly từ năm 2020 đến mùa thu năm 2021. Tuy nhiên, đây chỉ là hợp tác với trụ sở Hong Kong, Công ty Đấu giá Poly Hong Kong, tự định danh là công ty riêng biệt với trụ sở chính ở Trung Quốc (cả hai đều do nhà nước sở hữu, với trụ sở chính tại Bắc Kinh, và Tập đoàn Văn hóa Poly được niêm yết tại Hong Kong). Việc bán hàng tại Hong Kong được thực hiện bằng việc đấu giá qua điện thoại với văn phòng ở Bắc Kinh.
Một cảnh trong Tầm nhìn Toàn cầu của Yongle Bắc Kinh – Phiên bán Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại. Dưới sự cho phép của Công ty Đấu giá Yongle.
Do Yongle là nhà đấu giá gốc Bắc kinh và sự hợp tác này liên quan đến những phiên đấu giá trực tiếp tại Hong Kong và Bắc Kinh, mối quan hệ hợp tác giữa Phillips và Yongle dự kiến sẽ mở đường cho cả hai xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác.
Mục tiêu này cũng theo đúng với kế hoạch phát triển đầy tham vọng của Phillips kể từ khi đặt chân vào Hong Kong vào năm 2015. Sau năm 2021 với tổng doanh thu kỷ lục 1,2 tỷ đô la, công ty đã thông báo sẽ chuyển đến trụ sở mới ở Hồng Kông tại Khu văn hóa Tây Cửu Long vào mùa xuân năm 2023.
“Trung Quốc đại lục là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của chúng tôi.” – Giám đốc điều hành Phillips, Stephen Brooks chia sẻ. “Sự hợp tác cùng Yongle sẽ cho phép chúng tôi được tổ chức đấu giá ở Bắc Kinh và Thượng Hải, và được phục vụ trực tiếp cộng đồng (các nhà sưu tập Trung Quốc) qua việc mang những tuyệt phẩm phương Tây thế kỷ 20 và các tác phẩm nghệ thuật đương đại đến với khách hàng ở Trung Quốc.”
Người đấu giá ở Châu Á chiếm 40 phần trăm doanh thu toàn cầu vào nửa đầu năm 2022 của Phillips, chủ tịch Phillips Asia, Jonathan Crockett cho biết. Trong đó bao gồm việc bán tác phẩm năm 1982 của Jean-Michel Basquiat trị giá 85 triệu đô la, thuộc bộ sưu tập của Yusaku Maezawa cho một nhà sưu tập châu Á.
Zhao Xu, người sáng lập Tập đoàn Văn hóa Yongle, cho biết ý định hợp tác với Phillips nhằm tăng cường hiện diện toàn cầu và từ đó hi vọng sẽ “mở rộng hơn nữa sự phát triển trong nước và quốc tế” của Yongle.
Sự hợp tác này diễn ra trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Trung Quốc do chính sách “không-covid” khiến quốc gia này trải qua tình trạng cách ly kéo dài. Ước tính mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo rằng lần đầu tiên sau 30 năm, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn so với các nền kinh tế đang phát triển khác ở Châu Á.
Tình trạng đóng cửa kéo dài cũng đã gây sụt giảm trên thị trường bất động sản, dẫn đến việc đóng cửa Bảo tàng Thời báo Quảng Đông ở Quảng Châu sau 19 năm hoạt động vào tháng 10 và chi nhánh tại Berlin trước đó; cả hai đều do nhà phát triển bất động sản Times China hậu thuẫn. Các tỷ phú Trung Quốc được cho là đang cố gắng rời khỏi đất nước và mang theo khối tài sản ước tính khoảng 60 triệu USD.
Theo Artnet