29 December, 2023

Phi thực dân hóa các tổ chức nghệ thuật: Bảo tàng và hơn thế

Chủ đề phi thuộc địa hóa trong thế giới nghệ thuật đã không còn là chủ đề mới mẻ, nhưng với sự gia tăng gần đây của các cuộc biểu tình toàn cầu trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa, vấn đề này ngày càng được quan tâm – nhiều tổ chức nghệ thuật đưa ra các tuyên bố đoàn kết và thông điệp về sự hòa nhập. Nhưng dưới thực trạng không có điều khoản hành động cụ thể, tuyên bố của các tổ chức được đánh giá là chỉ mang tính hình thức – được đưa ra mà không xem xét lại vai trò của tổ chức và thực hiện thay đổi ở cấp độ cơ cấu.


Bảo tàng Stedelijk Amsterdam

Ảnh: John Lewis Marshall


Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 tại Frieze, đồng sáng lập và tổng biên tập của Contemporary And (C&) và Contemporary And América Latina (C&AL), Yvette Mutumba nhấn mạnh: “Tổ chức một cuộc triển lãm, hội nghị, hội thảo hoặc biểu diễn về ‘phi thực dân hóa’ và rồi chuyển sang ‘chủ đề tiếp theo’ là chưa đủ. Bởi chúng ta không được vứt lung tung và lạm dụng những quan niệm này cho đến khi chúng mất đi ý nghĩa.”

 

Phi thực dân hóa, như đã thường được chỉ ra, khác với sự đa dạng hóa. Nhiều tổ chức nghệ thuật, bảo tàng và trường đại học đã nhận nhiều lời chỉ trích vì thiếu hành động chống lại hoặc do duy trì tình trạng phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc và các di sản thuộc địa mà họ đã xây dựng mà vẫn chưa tính đến.

 

Bộ đôi phê bình nghệ thuật The White Pube đã chú ý đến bức tranh phân biệt chủng tộc – The Expedition in Pursuit of Rare Meats (Cuộc thám hiểm theo đuổi các loại thịt quý hiếm) (1927) – bao phủ các bức tường của nhà hàng Rex Whistler, cũng là tên người sáng lập, trực thuộc bảo tàng Tate Britain. Một bản kiến nghị đã yêu cầu dỡ bỏ bức tranh tường hoặc thay đổi hoàn toàn địa điểm của nhà hàng. Nhằm phản hồi văn bản mô tả được đặt tại nhà hàng vào năm ngoái và sau này được thêm vào trang web của bảo tàng đối với sự nhận thức về hình ảnh phân biệt chủng tộc này, những người tổ chức kiến nghị nêu rõ: “điểm cốt yếu ở đây là một nhà hàng cao cấp (chủ yếu có khách hàng là tầng lớp trung niên da trắng) có một tác phẩm nghệ thuật mang tính chất khủng khiếp như vậy, lại không được nhìn nhận đúng với bản chất độc hại và đáng ghét bỏ mà sự việc gây ra.” Họ nhấn mạnh rằng việc thừa nhận hàm ý phân biệt chủng tộc trong bức tranh tường không hề giảm nhẹ sự thật, là sự hiện diện của bức tranh tường trong bối cảnh hiện nay rồi vẫn sẽ tiếp tục duy trì những gì mà nó biểu trưng và do đó không giải quyết được các vấn đề cốt lõi của bảo tàng.


Về việc phi thực dân hóa các tổ chức nghệ thuật Yvette

 

Yvette Mutumba gần đây đã được bổ nhiệm làm tổng giám tuyển tại Bảo tàng Stedelijk, cùng với Adam Szymczyk, giám đốc nghệ thuật của Documenta 14 (2017) – một trong những kế hoạch mà bảo tàng đang thực hiện để đánh giá lại chương trình, nghiên cứu, mua lại Kleur. Musea Bekennen Kleur được khởi xướng vào tháng 3 năm 2020, với 13 bảo tàng Hà Lan tham gia: Bảo tàng Amsterdam, Bonnefanten, Bảo tàng Centraal, Bảo tàng Dordrechts, Bảo tàng Frans Hals, Bảo tàng Arnhem, Bảo tàng Het Rembrandthuis, Bảo tàng Quốc gia Wereldculturen, Rijksmuseum, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam, Van Abbemuseum , Bảo tàng Van Gogh và Bảo tàng Zeeuws.

 

Hệ thống, với 13 tổ chức mới sẽ tham gia bắt đầu từ tháng này, được thành lập để tạo điều kiện thảo luận trong giới bảo tàng về việc thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập của nhân viên và khán giả, đồng thời nhằm mục đích trình bày chương trình nêu bật “các chủ đề về đa dạng văn hóa, lịch sử nô lệ hoặc di sản thuộc địa”. Bên cạnh chương trình triển lãm, Musea Bekennen Kleur cũng sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế 2022 để tạo ra không gian suy ngẫm và trao đổi về vị trí lịch sử của các bảo tàng, di sản thuộc địa của họ và ý nghĩa của những việc này đối với các tổ chức ngày nay.

 

Hội nghị chuyên đề Martin Roth lần hai, MuseumFutures, được tổ chức bởi ifa (Institut für Auslandsbeziehungen) phối hợp với re:publica và Museum für Naturkunde Berlin trong Tuần lễ Nghệ thuật Berlin năm nay, cũng đề cập đến vai trò cũng như giới hạn hiện tại và tương lai của các bảo tàng. Một nhóm chuyên gia quốc tế đã tập hợp lại để thảo luận về các chủ đề bao gồm số hóa, bảo tàng và quyền lực, giải trí, kiến trúc, để bắt đầu hoạch định chiến lược về cách thiết lập bảo tàng như một không gian dân chủ. Các cuộc thảo luận của hội thảo chuyên đề có thể được truy cập và xem qua YouTube.

 

Tất nhiên, không chỉ liên quan đến ý nghĩa và vai trò của bảo tàng trong thời điểm hiện nay và phương thức chúng tồn tại trong tương lai, mà vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đưa các chiến lược vào thực tế. Được khởi xướng vào năm 2016 bởi nhà hoạt động, nghệ sĩ và học giả Fannie Sosa, ‘A White Institution’s Guide to Welcoming Artists of Color* and their Audiences’ (Hướng dẫn chào đón các nghệ sĩ da màu* và khán giả của họ từ tổ chức da trắng’, thường được biết với tên gọi ‘WIG’ (*: bao hàm những người theo chủ nghĩa pro-black, pro-hoe , femme-centric, anti academic, non-european, decolonial) vẫn luôn là một công cụ để đưa chủ nghĩa chống thực dân vào thực tiễn trong các tổ chức, giúp các nghệ sĩ đấu tranh cho quyền lợi của mình, được trả lương công bằng và được tôn trọng trong những môi trường này: “một hình mẫu thực tế chấm dứt việc yêu cầu lao động nô lệ dưới chiêu bài tính đa dạng.” Hướng dẫn này có thể xem trước trực tuyến và chia thành bốn cấp độ phụ thuộc vào mức ngân sách, bao gồm một cấp dành cho các tổ chức. Trong đó, Berlin Biennale lần thứ 11 và Biennale lần thứ 22 của Sydney tập trung vào các câu chuyện bị gạt ra ngoài lề và thách thức quan điểm đơn nhất mang tính thống trị (chủ nghĩa trọng Âu, với định dạng biennale mang hình dạng mới trong quá trình này.

 

Trong khi những giám tuyển của Berlin Biennale mời phần lớn các nghệ sĩ đến từ miền Nam toàn cầu và khởi động một ‘mở màn chậm rãi’ diễn ra theo trình tự trong suốt một năm, thì Sydney Biennale năm nay lại “do nghệ sĩ và Người dân tộc trước tiên (First Nations) dẫn đầu”, dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của nghệ sĩ người Úc bản địa, Brook Andrew. Tại Phòng trưng bày Nghệ thuật New South Wales, một trong những địa điểm của Biennale, những can thiệp từ các quan điểm bị gạt ra ngoài lề xã hội đã được thực hiện trực tiếp trong các phòng trưng bày của bảo tàng, nơi trưng bày tác phẩm của các ‘bậc thầy’ nghệ thuật phương Tây. Bên cạnh các cuộc triển lãm, do ảnh hưởng của Covid-19, chương trình trực tuyến càng tạo điều kiện cho Sydney Biennale tiếp cận khán giả quốc tế trên quy mô lớn.

 

Trong khi đó, nhìn vào bối cảnh của các di tích cùng mối quan hệ giữa chúng và không gian, trong triển lãm đang diễn ra tại Galerie im Turm, Berlin – FASAHAT – Because That is Our History – nghệ sĩ Nahed Mansour cùng với Fatima Abdo, Raed Alhameed, Kifan Alkarjousli, Nagham Hamoush và Mohammad Rabee Alskif, giới thiệu một không gian lai mới. Fasahat, trong ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là tạo ra những không gian hy vọng mới, là một dự án có sự tham gia được Nahed Mansour khởi xướng vào năm 2016. Trong không gian của Galerie im Turm được các nghệ sĩ xây dựng thông qua dự án, có một bảo tàng hợp tác đã được xây dựng bởi cư dân của một nơi trú ẩn tị nạn ở Berlin. Tạm thời được chuyển đến phòng trưng bày, bảo tàng mới này được gọi là Bildende Oasen (Ốc đảo trực quan), chọn việc tái thiết Cổng Ishtar – được đưa đến Bảo tàng Pergamon vào thời kỳ thuộc địa Đức – làm điểm trung tâm của triển lãm.

 

Phiên bản Cổng Ishtar này được đặt trong mối quan hệ trực tiếp với “các di tích của cuộc sống thường nhật” – bao gồm các tấm biển màu đỏ từ nơi trú ẩn của người tị nạn được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng cổng, cũng như nội thất và đồ vật liên quan mật thiết với một nơi trú ẩn tị nạn ở Berlin-Spandau. Những chi tiết này được đặt cạnh nhau, làm bật lên sự bất đồng giữa cách đối xử với những đồ vật bị cướp khi đến nơi, và giữa những người đến từ cùng một nơi. Hai cấu trúc của quyền lực thuộc địa – bảo tàng và nơi trú ẩn của người tị nạn – đồng hiện hữu tại một không gian duy nhất, đan xen các câu chuyện lịch sử với những câu chuyện cá nhân, để hiện thực hóa các hệ thống đại diện được sử dụng để che giấu và duy trì bạo lực.


Về việc học/không học bên ngoài thể chế

Hiển nhiên, phi thực dân hóa các tổ chức nghệ thuật cũng đồng nghĩa với việc phi thực dân hóa kỷ luật và nghiên cứu nghệ thuật. Đại học Nghệ thuật Luân Đôn chuẩn bị ra mắt Viện Nghệ thuật Giải thuộc địa vào mùa thu này, nơi được mô tả là ‘không gian phân quyền, đột phá, phát triển và dễ tiếp nhận”, đồng thời sẽ được hình thành thông qua một số dự án hợp tác và quan hệ đối tác. Tuy nhiên, sự kiện này xuất hiện cùng lúc với trang @UALTruth – thành lập trên Instagram vào đầu tháng 6. UALTruth, cũng hoạt động trên Twitter, cung cấp một không gian an toàn để chia sẻ ẩn danh những trải nghiệm về phân biệt chủng tộc từ các sinh viên, cựu sinh viên và nhân viên hiện tại.

 

Chính vì các cơ cấu quyền lực dai dẳng trong giáo dục đại học, các trường học và cơ cấu thay thế cho việc học tập và giải phóng bên ngoài không gian này cũng đang được các nghệ sĩ và tập thể khởi xướng. The Troublemakers Class of 2020 là ‘môi trường bán học thuật’ được tổ chức bởi Futuress, một tạp chí trực tuyến và không gian cộng đồng dành cho nghiên cứu thiết kế, cũng bắt đầu vào mùa thu này. Với vai trò là không gian để các nhà nghiên cứu có quan tâm có thể theo đuổi các chủ đề về chính trị thiết kế bên ngoài trường đại học, tổ chức, v.v., hội thảo trực tuyến này sẽ cung cấp hướng dẫn cho những người tham gia viết, biên tập và xuất bản một bài báo về nghiên cứu hiện tại của họ. The Troublemakers được khởi xướng sau khi Futuress được các sinh viên và nhà nghiên cứu liên hệ để tìm kiếm sự hỗ trợ trong các dự án thiết kế đã tạo nên nghi vấn về đặc quyền và quyền lực trong chính ngành học.

 

Nền tảng phi lợi nhuận Cassandra Press do nghệ sĩ Kandis Williams thành lập, là một nền tảng xuất bản và giáo dục, chuyên xuất bản sách trích dẫn (readers), tạp chí, triển lãm cũng như lớp học cho các hội thảo và khóa học. Chúng bao gồm ‘Alternative History of Abstraction 101’ (Lịch sử thay thế của sự trừu tượng 101), do Manuel Arturo Abreu giảng dạy, đã bác bỏ huyền thoại về dòng truyền thừa trừu tượng trong chủ nghĩa hiện đại châu Âu, cũng như ‘The Black Art Sessions’, với người hướng dẫn Ebony L. Haynes, trong đó các sinh viên da đen học nghệ thuật có thể đặt câu hỏi và nhận thông tin hữu ích về cách làm việc trong thế giới nghệ thuật. Ngày diễn ra The Black Art Sessions trong tháng 10 sắp tới. Sách trích dẫn và tạp chí có thể được mua qua trang web Cassandra Press và cũng có thể quyên góp trực tiếp để hỗ trợ công việc sư phạm của họ.

 

‘Trường nghệ thuật phi thuộc địa’ Decolonize the Art World vận hành một trang Instagram, (Art History for Dreamers), một giáo trình nguồn mở, và một phòng thí nghiệm, chia sẻ các meme và bài học về lịch sử nghệ thuật thuộc địa và tương lai nghệ thuật chống thực dân. Gần đây, Delonize the Art World đã khởi xướng một nền tảng – Digital Studio – và đang lưu trữ các bài học trên đó. Ngoài ra còn có Art Futures Playbook được biên soạn dưới dạng tạp chí, các xuất bản trực tuyến cùng những buổi hội thảo để độc giả theo dõi. Trong nỗ lực nghiên cứu và giáo dục của mình, Decolonize the Art World vượt xa các hạn chế của tổ chức, vốn không bao giờ trung lập mà tự coi mình là cơ quan có thẩm quyền về kiến thức, để mở ra những khả năng lớn lao hơn cho việc tái hình dung lịch sử nghệ thuật, học tập và bảo tàng.

 

Nguồn: magazine.artconnect. Dịch bài: K.U

Giỏ hàng

No products in the cart.